Chia Sẻ Điều Đúng Đắn

Hỏi Đáp | Đặt Lịch | Zalo 0919449459

MỚI

Tìm nội dung

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2018

NHỮNG CÁCH THỨC ĐƠN GIẢN ĐỂ XÁC ĐỊNH “ĐIỂM MÙ” CỦA BẢN THÂN


Bài viết được chia sẻ từ Dorie Clark -  một giáo sư thỉnh giảng tại Trường Kinh doanh Fuqua của Đại học Duke. Bà được nhận xét là một chuyên gia trong việc phát triển bản thân và giúp người khác thay đổi cuộc sống của họ.
Các nhà lãnh đạo thường phải đối mặt với những tình huống phức tạp và không chắc chắn mỗi ngày như: Doanh số bán hàng sẽ như thế nào vào năm sau? Sản phẩm mới sẽ thành công hay không? Đối thủ cạnh tranh sẽ làm gì?.vv.. Nhưng những tình huống thách thức nhất thường hoàn toàn bất ngờ, bởi vì chúng ta thậm chí không bao giờ biết để tìm kiếm chúng. (Theo thuật ngữ của Donald Rumsfeld, cựu thư kí của Bộ Quốc phòng Mỹ, đó là những ẩn só chưa biết).
Ví dụ, sau khi tôi hoàn thành bằng thạc sĩ của mình, tôi đã có kế hoạch làm việc trong lĩnh vực học tập và nghiên cứu. Tôi đã dự tuyển vào một số chương trình tiến sĩ, và tự hỏi liệu tôi sẽ học ở đâu. Câu trả lời là không đâu cả.
Tôi chỉ đơn giản đã không nhận ra rằng chính cái phẩm chất mà làm cho tôi trở thành một ứng cử viên lý tưởng trong sự nghiệp học thuật - “ Renaissance person “ một người quan tâm đến nhiều nguyên tắc - đã làm cho  tôi bị ghét bỏ bởi ủy ban tuyển sinh tiến sĩ đang tìm kiếm những thí sinh có kiến thức cao siêu. Tôi đã không biết rằng cuộc chơi phải diễn ra như thế nào, vì vậy tôi đã bị từ chối ở mọi nơi. Kinh nghiệm này đã dạy cho tôi một bài học quan trọng: Tôi cần phải dự đoán tốt hơn những điểm mù của mình. Nhưng bằng cách nào để tôi biết điều đó?
Ba chiến lược đã giúp tôi hiểu được những sơ hở trong kinh nghiệm của mình:

TÌM KIẾM MỘT QUAN ĐIỂM BÊN TRONG 

Thiếu sót lớn nhất của tôi trong sự thất bại làm tiến sĩ là việc không tìm kiếm được một quan điểm bên trong về quá trình nộp đơn. Tôi không có bất kỳ người bạn nào trong chương trình tiến sĩ, và - mặc dù các giáo sư thích tôi - nhưng tôi đã không phát triển các mối quan hệ để các giáo sư này trở thành cố vấn của mình. Một sự hướng dẫn từ bên trong có thể làm cho tôi nhanh chóng nhận ra sự khác biệt về quá trình nhập học tiến sĩ, nhưng tôi đã không tìm ra được một trong số đó. Tôi đã nghĩ rằng tôi biết học viện hoạt động thế nào, vì vậy tôi đã thất bại.
Đó là lý do tại sao, đối với bất kỳ nhiệm vụ lớn nào, điều quan trọng là đảm bảo rằng bạn đã kết nối với những người  có kinh nghiệm trực tiếp. Việc không sẵn sàng tiếp cận ai đó không phải là lý do chính đáng. Gần đây, khi tôi nộp đơn xin một học bổng uy tín, tôi đã thuê một người từng là ứng viên trước đây làm huấn luyện viên cho mình để hướng dẫn tôi trong quá trình xin học bổng. Lần này, tôi đã được chấp nhận.
Điều quan trọng là phải đặt những câu hỏi đúng. Đừng bắt đầu bằng câu hỏi "Tôi nên anh cái gì ?" Hoặc " Điều mà tôi không hỏi có cần thiết không ? Đó là việc thuê ngoài trí tuệ từ người khác và gần như chắc chắn sẽ thất bại. Thay vì để họ đoán về cơ sở tri thức của bạn, hãy hỏi các câu hỏi liên quan đến kinh nghiệm của chính họ - điều này họ có thể trả lời dễ dàng hơn - và dành thời gian để áp dụng những bài học đó vào tình huống của riêng bạn. Ví dụ, bạn có thể hỏi, "Anh mong muốn mình đã biết được điều gì khi mình mới bắt đầu?" Hoặc "Anh đã học được gì trong quá trình làm XYZ mà để lại ấn tượng cho anh ?” Hoặc "Những giả định ban đầu nào  của anh về ABC mà sau đó được chứng minh là sai ?

SUY NGHĨ TỚI NHỮNG THẤT BẠI TIỀM ẨN CỦA BẠN

Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng một trong những phương pháp hiệu quả nhất để cải thiện kết quả là thực hiện cái gọi là Premortem (bản phân tích những lý do dẫn đến thất bại) - đó là việc tưởng tượng trước rằng một sáng kiến ​thất bại, và bạn phải làm việc để hiểu được lý do tại sao.
Điều này sửa chữa những khuynh hướng tự nhiên là chúng ta phải giả định dự án sẽ là một thành công rực rỡ và buộc chúng ta trở thành người ủng hộ ác quỷ: Nếu chúng ta phải thừa nhận rằng đó là một thất bại, vậy phải giải thích cho điều đó thế nào? Sự luyện tập có thể tạo ra những điều sáng tạo và những vấn đề có thể xảy ra, chúng ta dường như đã bỏ qua (ví dụ, việc định hướng kỷ luật của tôi có thể là một trách nhiệm chứ không phải là sức mạnh).

KIỂM TRA CÁC GIẢ ĐỊNH NGẦM 

Mọi người và mọi lĩnh vực đều có những giả định ngầm định về "Cách thức mọi việc được thực hiện" hay "Cách thức hoạt động." Thường thì những giả định này đúng, và cung cấp một khuôn khổ hữu ích. Nhưng thỉnh thoảng chúng cũng có thể cản trở sự tiến bộ,  ngăn cản quá trình và hạn chế tiềm năng vì không ai nghĩ đến việc đặt câu hỏi cho các giả định này.
Một cách để thoát ra khỏi lối mòn này và đặt ra các giả định ngầm là lấy lời khuyên từ những người không cùng lĩnh vực, những người có thể thấy vấn đề theo một cách khác. Như Stephen Shapiro đã nói trong bài phát biểu của anh ấy trên TEDxNASA: "Nếu bạn đang giải quyết một thách thức về không gian vũ trụ, và bạn có 100 kỹ sư hàng không vũ trụ làm việc đó, thì người kỹ sư thứ 101 sẽ không tạo ra nhiều sự khác biệt. Nhưng nếu bạn có thêm một nhà sinh vật học, hoặc một nhà công nghệ nano, hoặc một nhạc sĩ thì  bây giờ có lẽ bạn có một cái gì đó khác biệt. "
Chúng ta cũng có thể đặt câu hỏi về những giả định cho chính mình, đơn giản chỉ bằng cách đào sâu "Mọi người xung quanh làm những gì" hoặc "Cách thức mà công việc luôn được hoàn thành” . Trong cuốn sách mới của tôi Entrepreneurial You, tôi trình bày về John Lee Dumas, một cựu chiến binh của Quân đội Hoa Kỳ đã trở thành một của podcasters thành công nhất thế giới. Quan điểm cơ bản của ông là hầu như mọi người đều phát hành các tập podcast mỗi tuần, hoặc thậm chí ít hơn. Nhưng đó không phải vì người nghe chỉ muốn một tập mỗi tuần mà đó là vì podcasters phải thực hiện các công việc ban ngày và chỉ có thời gian giới hạn để sản xuất nội dung cho podcast.
Dumas nhận ra rằng nếu ông sản xuất một podcast hàng ngày, ông có thể nắm bắt được một phần lớn sự quan tâm và tải về của người nghe, và điều này lại thu hút được các nhà quảng cáo. Bằng cách làm một điều mà không ai khác làm và đặt câu hỏi về những giả định cơ bản trong lĩnh vực của mình, Dumas đã mang về khoản thu nhập 6 con số mỗi tháng.
Chúng ta không bao giờ có thể loại bỏ hoàn toàn những điểm mù của mình. Nhưng với các chiến lược trên, chúng ta có thể giảm thiểu những điểm mù đó để có thể cải thiện hiệu suất của mình và tránh khỏi những sai lầm mà - trong nhận thức trước đây - lẽ ra nên rõ ràng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét